http://www.nngov.com/library/images/book3      Bách Niệm 's Library
Chuyên mục
Văn học [147]
Truyện tranh [19]
Cuộc sống [29]
Tin học [56]
Thể loại khác [38]
Võ hiệp [8]
Sách ngẫu nhiên
Phầm mềm
 
Main » 2008 » Tháng 12 » 22 » Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh
2:10:09 PM
Từ lâu, Nguyễn Nhật Ánh đã được những độc giả nhỏ tuổi nhắc đến với tình cảm trìu mến bởi anh là một nhà văn của các em, viết vì các em, cho các em. Giống như tác giả tự thú nhận,Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ "không hề giống với bất cứ cuốn sách nào".

Cuốn sách mở đầu bằng một nhận xét về cuộc đời của nhân vật chính là Mùi, một chú bé mới tám tuổi: "Cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt". Với một loạt dẫn chứng hùng hồn, cậu cho rằng "cuộc sống thật là cũ kỹ". Mở đầu như thế, cuốn sách khiến độc giả giật mình, tự hỏi, tuổi thơ thời bây giờ phải chăng đã già đi mất rồi? Và cu Mùi chỉ "trẻ" lại khi cùng các bạn mình bắt đầu loay hoay tìm mọi cách thoát khỏi sự buồn chán, vô vị bằng "bảo bối" sẵn có của trẻ thơ - đó là trí tưởng tượng. Với bảo bối ấy, các em chơi trò "vợ chồng, bố mẹ, con cái" nhưng nội dung của xã hội bé bỏng đó lại không sao chép cuộc sống của người lớn, mà hoàn toàn lật ngược, đảo tung hết mọi trật tự quen thuộc. 

Với bảo bối ấy, cu Mùi đã "tập tành làm một nhà cách mạng tí hon", quyết không gọi "con gà là con gà, cuốn tập là cuốn tập, cây viết là cây viết" nữa. Ngay đến cả bảng cửu chương, 2 nhân 4 cũng không muốn là 8, mà "phải là cái gì cũng được, miễn là khác đi!". Thậm chí, cu Mùi còn cho rằng, cả chuyện trái đất ngày ngày quay quanh mặt trời cũng là một việc hết sức buồn tẻ mà nếu nó là trái đất, nó sẽ... "tìm cách quay theo hướng khác"! Nó quan sát, phân tích cuộc sống chung quanh, đôi khi đưa ra những triết lý sắc bén về các quan hệ trong xã hội, về các khái niệm đối nghịch như con ngoan và con hư, sự đơn điệu và ổn định, sự êm đềm và vô vị, sự giống nhau và tính cá biệt, tri thức và bằng cấp. Nó thử định nghĩa cả tình yêu, rằng "yêu cũng như học bơi vậy, ai lười sẽ bị chìm"! Và cuối cùng, đứa trẻ còn phán xét cả những người lớn nữa! Phiên tòa "trẻ con xử người lớn" ban đầu, một cách thông thường, có thể tạo cho người đọc cảm giác hơi khó chịu, người lớn sẽ nhăn mặt vì sự thẳng thắn quá đáng của bọn trẻ. Thế nhưng, phiên tòa ấy phản ánh rất thật, rất đúng một đòi hỏi chính đáng của tuổi thơ - đó là sự công bằng. Ở các em, "đòi hỏi sự công bằng" không đồng nghĩa với "vô lễ"  - hai khái niệm mà người lớn chúng ta thường nhầm lẫn, cũng như, với các em, "tình thương" và "sự tôn trọng" mà cha mẹ dành cho con cái hoàn toàn không là một!

Cho dù cuốn sách có một nội dung khác thường như thế, Nguyễn Nhật Ánh vẫn cứ là Nguyễn Nhật Ánh khi anh luôn giữ nét đặc trưng trong văn phong của mình - chất hài hước nhẹ nhõm, đáng yêu - khiến khi đọc từ đầu tới cuối, nụ cười thú vị không rời môi ta. Song, cũng lại khác với các tác phẩm trước, cuốn sách không dừng lại ở chương thứ 12. Nó có phần "vĩ thanh" vô hình với rất nhiều điều khiến độc giả - người lớn day dứt.

Là một người từng theo học ngành sư phạm, với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, hình như Nguyễn Nhật Ánh đã viết được một cuốn "sách giáo khoa" cho môn học "Tâm lý học lứa tuổi". Chỉ khác là, những luận đề, luận điểm của môn học ấy được trình bày bằng ngòi bút dí dỏm của nhà văn khiến bài học thấm thía hơn, dễ "vào" hơn bất kỳ một cuốn sách giáo khoa được soạn cẩn thận nào! 

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ thực sự là cuốn truyện hữu ích cho cả người lớn và trẻ con. Tác giả đã kéo các thế hệ lại gần nhau hơn. Đọc nó, những người lớn vô tâm mải miết với cuộc sống cơm áo gạo tiền có thể sẽ dừng bước đôi chút mà ngoái về phía sau, nhớ lại thời thơ ấu, và cùng nhà văn gắng hiểu con em mình để rồi có một phương cách tiếp cận chúng từ một tư thế khác - tư thế của những người bạn - nhằm có thể xóa đi được "lằn ranh giữa trẻ con và người lớn" mà nhà văn cho là "khó ngang với xóa bỏ ranh giới giàu, nghèo trong xã hội". Không chỉ vậy, cuốn sách cũng cho độc giả - người lớn có cơ hội hiểu rõ mình hơn bằng cách "chịu đựng" sự phán xét xác đáng của trẻ thơ với một loạt những so sánh về "các trò chơi" của trẻ con và người lớn!

Còn với lứa tuổi thiếu niên, cuốn sách hẳn cũng sẽ đem lại cho các em niềm vui thích, nhưng ở góc độ khác và cung bậc khác. Các em nhìn thấy mình trong cuốn sách với tư cách là những người ngang hàng với nhà văn! Ở đây, "ngang hàng" có nghĩa là "được trân trọng và thấu hiểu"!

Thụy Anh (từ LB Nga)

Download: Click here

Hay:http://www.mediafire.com/?mmwwkqcdet2

(Dùng chương trình dưới đây để xem)

Download Mobipocket Reader

 

Category: Văn học | Views: 1333 | Added by: bnlib | Rating: 0.0/0 |
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Đăng nhập
Tìm kiếm
Lịch
«  Tháng 12 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031
Chat box
200
Lượt truy cập

Tổng số online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
Trang chủ Đặt làm trang chủ Liên hệ Liên kết RSS
Copyright by BN © 2024
Powered by uCoz
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox