Ca dao, tục ngữ mang giá trị văn hóa tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Nó thấm sâu vào tâm hồn mỗi con người Việt Nam từ thuở lọt lòng, bằng những lời ru của bà, của mẹ, là người bạn tinh thần thân thiết của mỗi chúng ta. Là những lời ca tinh thần đoàn kết bảo vệ đất nước, những kinh nghiệm lao động sản xuất... từ ngàn đời nay của ông cha ta.
Mỗi một dân tộc, một quốc gia nào trên thế giới bây giờ đều có những nét đặc trưng riêng về bản sắc và nền văn hoá của mình. Điều đó là một sự tự hào dân tộc. Cũng như Việt Nam ta, một kho tàng về một nền văn minh hình thành rất sớm từ thời cây lúa nước ( nền văn minh cây lúa nước ) tạo ra cho con người Việt cổ đã biết lao động và hình thành cái trục cho sự xuất hiện và hình thành xã hội sau này ( xã hội phong kiến ). Nhưng không chỉ có vậy. Rồi từ từ trong cái tiến hoá của con người nói chung người Việt cổ nói riêng, cái tất yếu cũng ra đời ( tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, hội hoạ... ) sớm xuất hiện và hình thành ngày càng hoàn chỉnh hơn trong đời sống tinh thần của họ. Lúc bấy giờ, lần lượt trôi dạt mãi đến ngày nay, đúc kết trong cuộc sống và những kinh nghiệm thiết thực trong xã hội và đặc biệt, lưu truyền theo cách truyền miệng từ người này qua người khác. Tục ngữ ca dao đã ra đời ( Cách gọi theo chữ Quốc ngữ ). Nếu ngẫm nghĩ lại, khi đọc được những câu ca dao, tục ngữ của dân tộc Việt Nam ta. Ta có thể ngẩn đầu mà tự hào rằng. Sự tồn tại đến bây giờ là điều tất yếu của những câu ca dao tục ngữ ấy.
Âm tiết đơn giản ( thường theo thể lục bát ). Lời lẻ mộc mạt, rất đời thường nhưng tô điểm rất đậm nét các vấn đề xã hội lúc ấy. Càng đáng trân trọng hơn nữ là lưu trữ kho tàng này là những người nông dân, những người địa phương theo cách truyền miệng. Đôi khi qua sự truyền miệng ấy, xuất hiện nhiều dị bản khác nhau, nhưng vẫn không mất ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ.
Tình cha mẹ con cái, tình anh em, tình vợ chồng, tình yêu đôi lứa, tình người ... đã thể hiện hết trong lời và ý thơ, cái chất dân gian đã tạo được sự rung động trong lòng người. Không hoa mỹ, không cầu kỳ, không triết lý, nhưng nói hết được toàn cảnh về đời sống con người thời ấy. Mỗi thể thơ khi đọc lên là hiểu ngay.
Đó mới chỉ là một phạm trù nhỏ. Cái mà mình trân trọng là ý nghĩa của từng câu ca dao, tục ngữ đó. Có một nhà phê bình văn học đã từng nói " nói về ca dao tục ngữ Việt Nam, tôi không thể nói được, kỳ lạ lắm, thiên liêng lắm, đời thường lắm, tâm trạng mỗi khi nghe cháu tôi đọc lên một câu ca dao, tôi bỏ qua tất cả để lắng nghe, tôi không hiểu vì sao lại như vậy " .
(Sưu tầm)
Download:Click here (Nguồn: thuvien-ebook. File *.prc, dùng chương trình bên dưới để xem)
Download Mobipocket Reader